Miệng gió là gì? Các loại miệng gió hiện nay

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng trên thị trường xuất hiện khá đa dạng các loại cửa gió. Tuy nhiên việc nhận thức đầy đủ về miệng gió là vấn đề nhiều người quan tâm. Tham khảo chi tiết khái niệm miệng gió và các loại miếng gió qua bài viết dưới đây!

Miệng gió là gì?

Miệng gió hay còn có cách gọi khác là cửa thông gió. Tác dụng của nó nhằm mục đích lưu thông gió đồng thời loại bỏ khí độc và cung cấp không khí cho cả căn phòng. Đây được coi là thiết bị không thể thiếu trong các tòa nhà, văn phòng – nơi mà tập trung nhiều thiết bị máy lạnh, điều hòa

mieng gio

Các loại miệng gió hiện nay

Bạn sẽ rất dễ bị choáng ngợp bởi các loại miệng gió hiện nay xuất hiện trên thị trường. Tiêu biểu phải kể đến 2 loại miệng gió phổ biến, được ưa chuộng nhiều hiện nay chính là miệng gió hồi và cửa cấp gió. Có rất nhiều cách để phân loại miệng gió, thường qua công năng, công dụng chính của nó. Xét về mặt thiết kế, 2 loại này có nhiều điểm tương đồng đều bao gồm phần nan gió và khung. Việc sản xuất các loại miệng gió này thường lựa chọn chất liệu nhôm với độ dày trung bình trong khoảng 0.6 – 10mm. Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà kích thước các loại nan có thể điều chỉnh khác nhau.

Miệng gió tròn

Miệng gió tròn thường được sử dụng để cấp gió và lắp đặt cho những khu vực yêu cầu tính thẩm mỹ cao. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi chúng được thiết kế với kiểu dáng những lá nhôm tròn, từ nhỏ cho đến lớn

Miệng gió khuếch tán

Nhiều người thường lạ lẫm với thuật ngữ này nhưng trên thực tế được sử dụng rất phổ biến do những nổi bật về tính năng mang lại: chắc chắn, bền đẹp và trọng lượng vô cùng nhỏ. Việc điều chỉnh gió cũng khá dễ dàng thông qua tháo mở lõi, ngoài ra việc bảo trì cũng dễ dàng hơn rất nhiều lần. Bản thân miệng gió khuếch tán cũng được chia thành nhiều loại khác nhau:

  • Dựa trên hình dáng như: khuếch tán vuông, khuếch tán tròn, khuếch tán nhẹ…
  • Phân loại dựa trên hướng gió: 1 hướng, 2 hướng, 3 hướng và 4 hướng

Xem thêm: Miệng Gió Khuếch Tán Kiểu 1 (SAD) Supply Air Diffuser

Miệng gió kiểu sọt trứng

Miệng gió kiểu này thường được sử dụng làm cửa gió hồi, một số trường hợp (tuy không nhiều) có thể chuyển qua là miệng gió cấp, với điều điều khoảng cách từ trần đến sàn cao hoặc khu vực có gió lớn. Đặc điểm của lõi miệng gió sọt trứng là tạo tỷ lệ diện tích thông thoáng cao, kết cấu chắc chắn và gọn gàng, thuận tiện cho quá trình di chuyển và lắp đặt

ong gio kieu sot cung

Miệng gió Linear

Đây là một trong những loại miệng gió được ưa chuộng sử dụng hiện nay. Có thiết kế khá đặc biệt, miệng gió có thể chia thành nhiều đoạn và lắp ghép dễ dàng, chắc chắn và tiện lợi. Loại này thường được sử dụng để làm miệng gió cấp, tuy nhiên cũng có trường hợp chuyển qua miệng gió hồi.

Với những khách hàng khó tính, miệng gió Linear dễ dàng chinh phục nhờ tính thẩm mỹ cho không gian. Hình dáng của cửa gió Linear có thể điều chỉnh thành những đường cong uốn lượn, nhẹ nhàng. Tùy thuộc yêu cầu và thực tế không gian quý khách hàng có thể yêu cầu bán kính và độ uốn khác nhau (uốn cong theo chiều ngang, uốn cong theo chiều đứng).

Miệng gió lá sách

Miệng gió lá sách nổi bật với thiết kế cánh cong ở phần lõi, cố định trên khung cho phép dễ dàng luân chuyển gió qua một cách dễ dàng. Nó thường được dùng làm cửa hút gió thải hoặc miệng gió hồi do khả năng che khuất tầm nhìn xuyên qua miệng ở mức khá tốt. Bên cạnh đó phần lõi cửa gió cấu tạo rời, dễ dàng tháo lắp giúp cho các công đoạn bảo trì hay sửa chữa, tháo lắp cũng đơn giản hơn rất nhiều.

Miệng gió Louver

Ưu điểm nổi bật của loại miệng gió này chính là khả năng chống nước tốt nên thường được xuất hiện ở các công trình ngoài trời. Có thể lắp đặt trực tiếp lên trên tường hoặc ống thông gió. Bên canh đó để đảm bảo mang đến luồng không khí sạch cho toàn bộ không gian có thể lắp thêm các loại lưới chắn côn trùng hoặc lọc bụi. Miệng gió Louver được sử dụng là cửa gió cấp khí tươi hoặc cửa gió hồi, tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật riêng của từng công trình.

Miệng gió khe dài

Miệng gió khe dài slot mang đến một phong cách hiện đại và vô cùng trang nhã, kết cấu chắc chắn, bền đẹp. Mỗi công trình với phong cách thiết kế kiến trúc riêng, miệng gió khe dài đều xuất sắc đáp ứng.  Với loại miệng gió này việc điều chỉnh hướng gió và lưu lượng gió khá dễ dàng thông qua cánh của lõi gió.

Miệng gió hình trụ 4 hướng 

Với loại miệng gió này chắc hẳn khá quen thuộc với nhiều người, xuất hiện nhiều ở miệng gió cấp và cửa gió hồi. Bất kể yêu cầu lắp đặt là các loại trần giả, trần thạch cao… miệng gió hình trụ thổi 4 hướng cũng đều xuất sắc đáp ứng. Thêm nữa phần khung và phần lõi được chế tạo và bố trí riêng biệt giúp việc vận hành, tháo lắp, vệ sinh cũng đơn giản hơn rất nhiều.

Xem thêm: Miệng gió hình trụ 4 hướng

Trên đây là một số loại miệng gió trong hệ thống điều hòa phổ biến nhất hiện nay. Ngoài các loại kể trên còn rất nhiều loại miệng gió khác, quý khách hàng có nhu cầu quan tâm đến các loại miệng gió và cần tư vấn cụ thể? Vui lòng liên hệ với chúng tôi, đội ngũ tư vấn viên sẽ ngay lập tức hỗ trợ bạn! Việc lựa chọn loại miệng gió phù hợp cũng như đơn vị cung cấp miệng gió điều hòa uy tín đóng vai trò quan trọng cho thành công của mỗi công trình.

INTECH cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cùng chế độ bảo hành tốt nhất thị trường!

FAQ

Khi thiết kế miệng gió, cần quan tâm đến các thông số sau:

  1. Lưu lượng gió (m³/h hoặc CFM): Xác định kích thước và số lượng miệng gió.
  2. Vận tốc gió (m/s): Đảm bảo không quá cao để tránh ồn và khó chịu (2.5–5.0 m/s cho cấp, 1.5–3.0 m/s cho hồi).
  3. Kích thước miệng gió: Phù hợp với lưu lượng và vận tốc cho phép.
  4. Độ ồn (NC level): Dưới 35–40 để đảm bảo sự thoải mái.
  5. Hướng và kiểu thổi gió: Phân phối đều, tránh thổi trực tiếp vào người.
  6. Vị trí lắp đặt: Hợp lý theo nguyên lý luân chuyển khí; tránh gần cửa ra vào, cửa sổ.
  7. Loại miệng gió: Diffuser, grille, slot… tùy mục đích sử dụng.
  8. Vật liệu: Thường là nhôm, tôn sơn tĩnh điện hoặc inox.

Nếu cần có van điều chỉnh hoặc lưới lọc thì phải tính thêm yếu tố cản trở dòng khí.

Để giảm tiếng ồn phát ra từ miệng gió cấp, có thể áp dụng các biện pháp sau:

  1. Giảm vận tốc gió tại miệng gió:
    Giữ dưới 5 m/s để tránh tiếng rít và va đập không khí.
  2. Tăng kích thước miệng gió:
    Giúp giảm vận tốc mà vẫn đảm bảo lưu lượng gió yêu cầu.
  3. Sử dụng ống gió tiêu âm:
    Lắp thêm đoạn ống có vật liệu tiêu âm (bông thủy tinh, foam,…) trước miệng gió.
  4. Chọn miệng gió chất lượng cao:
    Có thiết kế khí động học tốt, cánh hướng gió không rung hoặc va chạm.
  5. Lắp đặt van điều chỉnh (volume damper) đúng vị trí:
    Tránh đặt van sát miệng gió gây nhiễu loạn luồng khí.
  6. Bảo trì định kỳ:
    Làm sạch bụi bẩn bám gây cản trở dòng khí và tạo tiếng ồn.
  7. Tránh thổi gió trực tiếp vào bề mặt cứng:
    Gió va vào tường, bàn, trần có thể gây vọng âm và tiếng ồn phụ.

Tóm lại: Giảm vận tốc, dùng miệng gió lớn hơn, thêm tiêu âm, và lắp đặt đúng cách là các giải pháp hiệu quả nhất.

ần có lưới lọc bụi ở miệng gió hồi vì các lý do sau:

  1. Ngăn bụi bẩn đi vào hệ thống:
    Bảo vệ ống gió, quạt và dàn trao đổi nhiệt khỏi bị bám bụi, giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị.
  2. Giữ vệ sinh không khí tuần hoàn:
    Giảm bụi quay lại không gian sử dụng, duy trì chất lượng không khí trong phòng.
  3. Hạn chế vi khuẩn, nấm mốc phát triển:
    Bụi là môi trường cho vi sinh vật phát triển nếu lọc không đúng cách.
  4. Giảm chi phí bảo trì:
    Hệ thống sạch hơn → ít phải vệ sinh sâu, tiết kiệm chi phí vận hành.
  5. Bảo vệ cảm biến hoặc bộ điều khiển trong hệ thống (nếu có):
    Giúp thiết bị đo lường hoạt động chính xác hơn.

Tóm lại, lưới lọc bụi ở miệng gió hồi giúp bảo vệ hệ thống HVAC, duy trì chất lượng không khí và giảm chi phí bảo trì.

Công thức tính lưu lượng gió qua miệng gió:

Q=V×A×3600Q = V times A times 3600

Trong đó:

  • QQ: Lưu lượng gió (m³/h)
  • VV: Vận tốc gió (m/s)
  • AA: Diện tích miệng gió (m²)

Ví dụ: Miệng gió 400×200 mm, vận tốc 3 m/s →

Q=3×0.08×3600=864 m3/hQ = 3 times 0.08 times 3600 = 864 , m^3/h

Lưu ý: Dùng vận tốc phù hợp (2.5–5 m/s cho cấp, 1.5–3 m/s cho hồi).

Cách xử lý miệng gió bị đọng nước hoặc rò rỉ nước:

  1. Kiểm tra cách nhiệt ống gió:
    Bọc bảo ôn đầy đủ, đặc biệt ở vùng khí lạnh – nóng chênh lệch cao.
  2. Giảm độ ẩm trong phòng:
    Dùng máy hút ẩm hoặc tăng thông gió để tránh ngưng tụ.
  3. Điều chỉnh nhiệt độ cấp gió:
    Không để gió quá lạnh so với nhiệt độ phòng (≤10°C chênh lệch dễ đọng sương).
  4. Tăng tốc độ gió nhẹ:
    Giúp khô bề mặt miệng gió, giảm ngưng tụ.
  5. Dùng miệng gió chống ngưng tụ (anti-condensation type):
    Có phủ lớp cách nhiệt hoặc thiết kế đặc biệt.
  6. Vệ sinh miệng gió định kỳ:
    Loại bỏ bụi bẩn giữ ẩm gây đọng nước.

Tóm lại: Cần cách nhiệt tốt, kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ gió cấp để ngăn đọng nước.

Ảnh hưởng của vận tốc gió tại miệng gió đến sự thoải mái:

  1. Vận tốc quá cao (>5 m/s):
    • Gây cảm giác lạnh buốt, khó chịu
    • Dễ gây khô da, đau đầu hoặc cảm lạnh nếu thổi trực tiếp
  2. Vận tốc quá thấp (<1.5 m/s):
    • Không phân phối đều không khí
    • Gây bí, ngột ngạt, giảm hiệu quả điều hòa
  3. Vận tốc phù hợp (2.5–4.5 m/s):
    • Phân phối khí tốt
    • Duy trì nhiệt độ đồng đều, dễ chịu cho người dùng

👉 Tóm lại: Vận tốc gió ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoải mái nhiệt, nên phải tính toán và điều chỉnh phù hợp vị trí và mục đích sử dụng.

Tin liên quan