Nhắc đến điều hòa không khí, thì không thể không nhắc đến Chiller được. Vậy cùng tìm hiểu về các hướng dẫn lắp đặt chiller và quy trình bảo trì hệ thống chiller qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết:
1. Giới thiệu về hệ thống Chiller
1.1 Định nghĩa:
Hệ thống Chiller còn được gọi là hệ thống điều hòa trung tâm chiller là máy phát sinh ra nguồn lạnh với mục đích làm lạnh các đồ vật, thực phẩm. Chiller thường được sản xuất nguyên cụm chứ không tách rời.
Hệ thống điều hòa trung tâm Chiller là một nhà máy sản xuất nước lạnh trong hệ thống điều hòa trung tâm, sử dụng chất tải lạnh là nước. Thông qua bình bốc hơi với nhiệt độ đưa vào là 12 độ và nhiệt độ đưa ra là 17 độ, nước sẽ được làm lạnh.
Xem thêm: Quy trình vận hành hệ thống chiller
1.2 Hệ thống Chiller gồm 4 bộ phận chính:
- Máy nén,
- Van tiết lưu,
- Thiết bị ngưng tụ,
- Thiết bị bay hơi, và một số thiết bị khác,…
Hệ thống Chiller được sản xuất phải đạt tiêu chuẩn ARI.
Xem thêm: So sánh AHU và Chiller
1.3 Có thể phân loại Chiller theo nhiều cách khác nhau, cụ thể là:
- Theo máy nén (Piston,trục vít, xoắn ốc, ly tâm..),
- Theo thiết bị ngưng tụ giải nhiệt nước (water-cooled),
- Theo giải nhiệt gió (Air-cooled),
- Theo thiết bị hồi nhiệt (Heat recovery),
- Theo Chiller hấp thụ,
- Theo lưu lượng nước qua bình bốc hơi không thay đổi hoặc thay đổi lưu lượng nước,…
1.4 Hệ thống Chiller gồm có 5 phần cơ bản:
- Cụm nước trung tâm water chiller,
- Hệ thống đường ống nước lạnh, bơm nước lạnh,
- Hệ Thống tải sử dụng Trực Tiếp: AHU, FCU, PAU, PHE .v.v.
- Hệ Thống tải sử dụng Gián Tiếp: Hệ Thống đường ống gió thổi qua phòng cần điều hòa, Các van điều chỉnh ống gió, miệng gió: VAV, Damper.v.v.
- Hệ Thống Bơm và tuần hoàn nước qua Cooling Tower (nếu có) đối với chiller giải nhiệt nước.
2. Hướng dẫn lắp đặt hệ thống Chiller
Lắp đặt các van bướm trên các đường ống vào, và đường ống ra của các bình của Chiller. Ta có thể đóng các van bướm lại để tách biệt cụm Chiller với hệ thống khi cần làm vệ sinh cụm Chiller hoặc gặp sự cố.
Lắp công tắc dòng chảy vào đầu ra của các bình để đảm bảo luôn có nước giải nhiệt cho bình ngưng, và trng bình bay hơi luôn có nước làm lạnh.
Có các nhánh rẽ lắp các thiết bị đo áp suất, thiết bị đo nhiệt độ, và trên các nhánh van ngắt với cả đầu ra lẫn đầu vào của các bình chứa để ngắt khi cần thay thế các thiết bị đó.
Lắp các ống nối mềm, sử dụng loại Single Sphere Type vào các vị trí vào và vị trí ra của các bình để giảm độ rung động cho hệ thống đường ống khi làm việc. Tại các đầu vào của các bình không cần phải gắn thêm các thiết bị lọc vì đã có các bơm có van y lọc tại các đầu vào, giúp giảm được tổn thất và giá thành.
Tại các đầu ra của bình, cần phải lắp các van cân bằng và các van điện để hiệu chỉnh lưu lượng nước.
Phải có các đường nước để xả đáy tại các vị trí thấp nhất của ống góp và các vị trí thấp nhất của đường nước, mục đích là để thuận tiện vệ sinh các thiết bị.
Để đảm bảo an toàn và sự vần hành ổn định của hệ thống, thì trong quá trình sản xuất bắt buộc phải lắp những thiết bị như trên.
Sau khi loại các tác nhân lạnh ra khỏi máy nén thì được đưa vào bình dầu. Việc tác dầu ra giúp giảm áp suất ngưng tụ, tăng hiệu quả cao trong quá trình trao đổi nhiệt của bình nhờ vào việc giảm được tối thiểu lượng dầu bẩn bám trên bề mặt các ống.
Khi áp suất cao vượt mức cho phép thì cụm Chiller sẽ ngừng hoạt động bởi vì đã có cảm biến áp suất ngưng tụ tại bình tách dầu.
Người vận hành hệ thống sẽ dễ dàng theo dõi được lượng dầu trong cụm Chiller vì có các thiết bị cảm biến mức dầu trong bình tại bình chứa dầu.
Dầu phải được lọc qua thiết bị dầu trước khi đưa về máy nén, Sau đó, dầu về máy nén theo 2 đường: một đường về các ổ đỡ, một đường sẽ phun vào rotors. Sự phân phối dầu vào hai con đường này là nhờ vào việc thực hiện kết hợp bằng hai tín hiệu lấy từ máy cam biến mức dầu và cảm biến áp suất dầu hồi.
Hệ thống cảm biến áp suất dầu cũng sẽ đưa tín hiệu ngắt cụm Chiller khi mà áp suất dầu ở mức quá thấp.
Tại bình bay hơi, người ta cũng sẽ lắp một cảm biến tín hiệu thấp với mục đích đảm bảo qpas suất dầu bay hơi không quá thấp.
Mặc dù đã sử dụng bình tách dầu, nhưng lượng dầu nhỏ vẫn sẽ theo các tác nhân lạnh qya bình ngưng, và van tiết để đi vào bình bay hơi. Tại bình bay hơi nguwoif ta sẽ lắp bơm hồi dầu để có thể hồi lại được lượng dầu đó về máy nén.
Hoạt động của bơm dựa trên sự chênh lệch của áp suất giữa sự ngưng tụ và áp suất bay hơi.
Chiller sẽ được lắp đặt trên hệ thống lò xo hoặc là đế cao su với mục đích là đảm bảo sự ổn định trong quá trình vận hành. Độ nghiêng của thân bình bay hơi không được vượt quá 5 mm trên tất cả chiều dài của bình vì tránh được hiện tượng dầu sẽ bị dồn lại về một phía của máy nén.
3. Quy trình bảo trì của hệ thống Chiller
- Kiểm tra chung
- Bảo dưỡng máy nén
- Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ
- Bảo dưỡng thiết bị bay hơi
- Bảo dưỡng thiết bị giải nhiệt
- Bảo dưỡng bơm
- Bảo dưỡng quạt
Vừa rồi, INTECH đã đưa ra hướng dẫn lắp đặt chiller và quy trình bảo trì hệ thống chiller, giúp bạn có thể lắp đặt hệ thống Chiller thuận tiện nhất và có thể bảo trì hệ thống an toàn, mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình sử dụng.
Tin liên quan