Xã hội ngày một văn minh, chính vì vậy hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng trở nên thuận tiên hơn. Danh sách các thiết bị phòng cháy chữa cháy của một trạm phòng cháy chữa cháy bao gồm những gì?
Nội dung bài viết:
1. Giới thiệu về phòng cháy chữa cháy
Định nghĩa: Phòng cháy chữa cháy là tất cả những giải pháo kỹ thuật liên quan đến các vấn đề loại trừ, hạn chế tối thiểu các hiểm họa do cháy nổ. Công tác phòng cháy chữa cháy còn ba gồm: nhiệm vụ cứu chữa kịp thời về người, tài sản, không cho đám cháy lan ra để hạn chế hết mức có thể các thiệt hại.
2 cụm từ“phòng cháy” và “chữa cháy” bao gồm: Phòng là đề phòng, ngăn chặn không cho phát sinh các nguy cơ cháy nổ. Chữa là công tác xử lý kịp thời khi nhận được tín hiệu có đám cháy, nổ.
Phòng cháy chữa cháy là việc làm cần thiết phải thật nhanh nhạy và chính xác, cẩn trọng tối đa để giảm xuống thấp nhất những thiệt hại có thể xuất hiện về người và về của cho nhân dân.
2. Giới thiệu về thiết bị phòng cháy chữa cháy
Định nghĩa: Thiết bị phòng cháy chữa cháy là các trang bị mà mỗi cá nhân có thể chủ động và làm chue kịp thời những tình huống để loại trừ hoặc hạn chế các nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Đồng thời, tạo ra điều kiện phù hợp cho công tác cứu người, cứu của, chữa cháy hiệu quả và giảm tối đa các thiệt hại do cháy nổ gây ra.
Các phương tiện về phòng cháy, chữa cháy phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại cũng như là mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.
2.1 Danh mục các phương tiện và thiết bị phòng cháy và chữa cháy đã được kiểm định:
Các phương tiện phòng cháy chữa cháy cơ giới: Các loại xe chữa cháy và loại xe chuyên dùng để phục vụ chữa cháy; máy bay chữa cháy; tàu; xuồng chữa cháy; các loại máy bơm để chữa cháy;
Phương tiện chữa cháy thông dụng: Vòi, ống hút chữa cháy; lăng chữa cháy; đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ; trụ nước, cột lấy nước để chữa cháy; thang chữa cháy; bình chữa cháy (xách tay hoặc xe đẩy), bình chứa chữa cháy.
Chất chữa cháy: Dung dịch chữa cháy với nước, các loại bột, khí chữa cháy, thuốc chữa cháy.
Vật liệu và chất chống cháy: Sơn chống cháy; vật liệu chống cháy, ngăn cháy; chất ngâm tẩy chống cháy.
Trang phục phòng cháy chữa cháy và thiết bị bảo hộ cá nhân: Trang phục chữa cháy bao gồm: quần, áo, mũ, ủng, găng tay, thắt lưng, khẩu trang chữa cháy, ủng và găng tay cách điện, quần áo cách nhiệt; mặt nạ phòng độc, khẩu trang lọc độc, các máy san nạp khí cho mặt nạ phòng độc.
Phương tiện cứu người: Dây, đệm, thang và ống cứu người.
Công cụ hỗ trợ và dụng cụ phá dỡ: Máy cắt, máy kéo, máy banh, máy kích, nâng; kìm cộng lực, cưa tay, xà beng,…
Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy: Bàn chỉ huy, lều chỉ huy chữa cháy, hệ thống chỉ huy.
Các hệ thống và thiết bị của hệ thống phòng cháy chữa cháy: Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động; hệ thống chữa cháy tự động ( khí, nước, bột bọt), hệ thống chữa cháy vách tường,…
2.2 Danh mục phương tiện phòng cháy chữa cháy được trang bị cho đội phòng cháy và chữa cháy cho một cơ sở phòng cháy chữa cháy:
Vòi chữa cháy có đường kín 66mm, dài 20m
Lăng chữa cháy ( trang bị cho các cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy ngoài trời)
Khóa mở trụ nước (trang bị cho cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy ngoài trời)
Bình bột chữa cháy xách tay loại 8kg
Bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại 5kg
Mũ chữa cháy, quần áo chữa cháy, găng tay chữa cháy, ủng chữa cháy, khẩu trang lọc độc
Đèn pin chuyên dụng, câu liêm, bồ cào, bộ đàm cầm tay, dây cứu người
Hộp sơ cứu (kèm theo các dụng cụ cứu thương)
Thang chữa cháy, loa pin
3. Biện pháp phòng cháy chữa cháy
Tất cả mọi người, từ cá nhân đến gia đình cần phải trang bị kiến thức phòng cháy chữa cháy. Vì hỏa hoạn là một nguyên nhân tiềm ẩn có thể xảy ra bất kì ở đâu và bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy, nếu mỗi một chúng ta biết cách xử lý tình huống khi hỏa hoạn xảy ra thì sẽ giảm tối thiểu thiệt hại về người, về tài sản cũng như là đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình.
Thiết bị phòng cháy chữa cháy tối thiều được trang bị cho các cơ sở thì tùy thuộc vào diện tích phòng và môi trường muốn bảo vệ mà ó các yêu cầu khác nhau.
Các thiết bị phòng cháy chữa cháy giúp chúng ta có thể dập tắt đám cháy từ lúc mới phát sinh một cách nhanh hơn và hiệu quả hơn, tránh làm đám cháy lan rộng và cháy bùng phát.
Đối với những tòa nhà công nghiệp cao tầng, khách sạn, nhà hàng, nhà kho, các văn phòng trung tâm dữ liệu,… thì cần lắp đặt các hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, bao gồm: hệ thống FM 200, hệ thống Nito, hệ thống CO2, hệ thống bọt foam,…
Hãy đảm bảo về kiến thức phòng cháy chữa cháy để có thể tự cứu mình và gia đình khi hỏa hoạn xảy ra. Qua bài viết, INTECH đã giúp bạn tìm hiểu vầ phòng cháy chữa cháy và dánh sách các thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Tin liên quan